Những bức ảnh xa xôi ngủ vùi trong tiềm thức
Của đàng đất nhỏ, cỏ may,
và cơn me che tuổi thơ ta ngày nóng nực
Của dãy tre xanh bên bờ khe ngày mưa mùa nác lụt
Của những cánh đồng nứt nẻ
và ló tươi trữa cươi xếp mình chờ ai trục
Của con người thực
và những tiếng trống con tim âm vang trong lồng ngực
Của trang lịch sử chưa ai viết đã vội vàng hết mực
Và của tiếng ve kêu suốt mùa hè,
trên những cơn xoài với trấy ương thơm phưng phức
Không biết làng ta dừ tỉnh hay thức.

Nhớ ngọn khói lam chiều bên tê đồng phiêu diêu xa trần tục
Nhớ những bước chân trần trên rường theo ông đi đặt câu
Cái thinh lặng của ngài tra sau bao cuộc bể dâu
Như có tiếng vọng lại của nghìn thu yêu dấu,
và một quá khứ tưởng chừng như hư cấu
Nhưng tiếng tàu “Há Mồm” vẫn còn bên tai
của người Lưu Mỹ, Thuận Nghĩa, Tràng Nứa, Bảo Nham và Bột Đà
Đều nhớ về những ngày di cư lúc đầu
từ Nghệ An vô lập xứ Vinh Lưu thành một nhà.

Ngày nớ thế giới to quá, mà ta thì quá nhỏ
Muốn vắt bi bắn nộ, phải lội bộ qua bàu Thao đào đất sét đỏ
Cùng nhau tắm mưa chặt chuối mần bè trên đàng Cấy đó
Buổi chiều mưa dầm rủ nhau đi bắt giam ngoài đồng cho đầy giỏ
Để ngày mai bìm bìm mọc mậm lên đầy vườn đầy ngõ
Và mặt trời ngủ quyên sau đám mây bàng bạc không buồn ló
Tuổi thơ thật đơn giản và ít lo.

Nghe nói tự dừ nhà làng giàu lắm phải không?
Nghe nói nhà ai cũng có rãy thanh long to mênh mông
Nghe nói nhiều nhà bán đất trở nên giàu có, tự bắt điện, đào sông
Rứa là đất hết cằn cỗi, hết trơ trọi, cho cả làng văn minh lắm rồi
Có tiền như cánh diều có gió gặp thời

Nghe nói tuổi trẻ đã đổi đời, cuộc sống có thảnh thơi
Nghe nói làng ta đã bỏ đi, tuổi trẻ ở lại với tiếng “thiên hạ”
và thế hệ trước đã trở thành những câu chuyện lạ một thời
Ngài bỏ làng hay là làng bỏ “người”?

Văng vẳng mô đó những tiếng nói, cười
Như tiếng mưa kêu trên mái nhà tôn
của căn nhà có cấy đèn dầu con con
Với một ánh sáng quyến rũ và một loài mối có cánh lứa non non
Như tiếng chuông dồn,
báo rằng những con người xa xưa đã không còn
Và con đường mòn,
giờ đã lót đá, không còn chắp vá
Đàng có nhiều nhưng chỉ chạy ra
Không biết đàng mô mới về được làng ta?